Thực hiện tốt phong trào “Đồng hành cùng thanh niên trong lập thân, lập nghiệp”, đồng thời phát huy tư duy sáng tạo của ĐVTN trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp trong lĩnh vực môi trường.
Ngày 4/11/2022, tại Phòng họp tầng 2 Trụ sở cơ quan Thành Đoàn Đà Nẵng, Ban Thường vụ Thành đoàn đã tổ chức Chương trình “tư vấn ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” năm 2022.
Tham dự có đồng chí Nguyễn Duy Thành, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành Đoàn Đà Nẵng, đồng chí Lê Thị Lành, Uỷ viên Ban Chấp hành, Phó Ban Tuyên giáo Thành Đoàn Đà Nẵng, các đồng chí chuyên viên các phòng, ban chuyên môn Thành Đoàn và đại diện tác giả các mô hình, ý tưởng, dự án khởi nghiệp năm 2022.
Qua quá trình thuyết trình và trao đổi, định hướng những vướng mắc trong quá trình thực hiện các ý tưởng, mô hình, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổng hợp các kiến nghị và khó khăn phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan hỗ trợ các dự án khởi nghiệp liên quan đến lĩnh vực môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần đưa những mô hình, ý tưởng có tính khả thi vào thực tế.
Cũng trong chương trình, Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức trao một phần kinh phí hỗ trợ ban đầu các ý tưởng, mô hình nhằm khuyến khích, động viên các tác giả cũng như đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố tiếp tục có nhiều sáng tạo, nghiên cứu trong các lĩnh vực nhất là lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo có yếu tố bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm góp phần phát triền thành phố Đà Nẵng cũng như Việt Nam ngày càng bền vững.
STT |
Tên ý tưởng, đề tài |
Đơn vị |
Mô tả |
Ghi chú |
1 |
Nghiên cứu, chế tạo và lắp đặt trạm sạc nhanh xe ô tô điện nhằm khuyến khích việc sử dụng xe ô tô điện tại việt nam
|
Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung |
Sản phẩm trạm sạc của đề tài hoàn toàn tương thích với các thông số phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật đấu nối lưới điện tại Việt Nam, không gây bất kỳ trở ngại nào trong công tác lắp đặt, thi công và đưa vào sử dụng. Việc thực hiện đề tài được triển khai theo hướng làm chủ công nghệ về cơ sở hạ tầng cho xe ô tô điện, dễ dàng tích hợp vào hệ thống lưới điện thông minh trong tương lai. |
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã nghiên cứu chế tạo, lắp đặt thử nghiệm cũng như nâng cấp trạm sạc điện có tích hợp năng lượng mặt trời nối lưới tại trụ sở EVNCPC. Đây là việc làm hết sức cần thiết và là bước đệm đầu tiên với mục đích nhân rộng mô hình và tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông bằng điện, tiến đến mục tiêu hình thành mạng lưới trạm sạc cho xe ô tô điện cho các Công ty Điện lực và trên phạm vi cả nước, đón đầu xu hướng phát triển xe ô tô điện trong tương lai không xa. |
2 |
Mô hình Hố ga ngăn rác thải |
Nhóm học sinh Trường THPT Thái Phiên, quận Thanh Khê. |
Vào những tháng mùa mưa vấn đề chống ngập úng ở các đô thị luôn luôn là vấn đề nhức nhối đối với tất cả lãnh đạo và cũng như người dân đang sinh sống tại các đô thị, nhất là ở các khu đô thị lớn có mật độ dân cư đông đúc của Việt Nam hiện nay đó là Hà Nội, TP Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Trong khi đó có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngập úng cục bộ như hiện nay đa phần là do rác thải và đất cát lấp đầy các miệng hố ga, đây là tác nhân chính gây nên ngập úng cục bộ ở các đô thị lớn mỗi khi trời mưa việc các hố ga thu nước bị tắc, hoặc thoát không kịp xuống hố ga đã ngăn cản dòng chảy của hệ thống thoát nước, lúc này vấn đề ngập úng xảy ra là lẽ đương nhiên.
Nhóm học sinh Trường THPT Thái Phiên phối hợp nghiên cứu ý tưởng Mô hình Hố ga ngăn rác thải để cải thiện lượng rác tránh bị hiện tượng ngập úng cục bộ khi gặp mua lớn.
|
Sản phẩm hố ga ngăn rác thải được suy nghĩ tới trong ý tưởng dự thi để nhằm giải quyết các vấn đề dưới đây:
– Với hình thức cấu tạo khác với các loại hố ga thông dụng như hiện nay. Hố ga tiện lợi này sẽ nâng cao hiệu quả giữ cho rác thải hay rác thải nhựa luôn luôn nằm tại vị trí hố ga và sẽ không bao giờ trôi vào trong cống thoát nước để theo dòng chảy xả ra sông hay biển.
– Việc giữ cho rác hay rác thải nhựa tại vị trí hố ga sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom rác một cách dễ dàng và nhanh chóng.
– Một điều quan trọng đó là đảm bảo được sức khỏe của công nhân do không cần phải xuống trực tiếp dưới đáy hố ga để hốt rác thải. Mà có thể dùng ròng rọc để nâng khay đựng rác lên trên.
– Phương pháp thu gom này sẽ giúp cho việc chống ngập lụt tại các đô thị mỗi khi trời mưa xuống. Nó góp phần làm cho đô thị của chúng ta ngày càng Xanh – Sạch – Đẹp hơn. Để mãi mãi xứng danh là thành phố Môi trường, Thành phố Đáng sống nhất Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai.
|
3 |
Hệ thống phát thanh cảnh báo lũ
|
Nhóm OV STATION
– Lê Văn Đây
– Văn Huy Thành |
Trước các thảm họa trên, các nhà khoa học tiếp tục cảnh báo rằng các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ trở nên phổ biến hơn do tác động của biến đổi khí hậu. Ví dụ về các hiện tượng cực đoan như vậy sẽ bao gồm lượng mưa lớn, sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển cho phép nó hấp thụ nhiều hơi nước hơn, dẫn đến lượng mưa nhiều hơn. Biến đổi khí hậu cũng làm cho các khối khí di chuyển trái quy luật nhiều hơn, có thể dẫn đến các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên hơn trong tương lai. Vì vậy, các cấp chính quyền địa phương cần thiết phải xây dựng các chiến lược để thích ứng với những thay đổi đó.
|
Các giải pháp được đặt ra và giải quyết thành công:
Đặt trạm phát thanh trong các khu dân cư và có thể phát thanh hoàn toàn tự động, không cần con người can thiệp.
Đặt trạm quan trắc mực nước ở các địa điểm nguy hiểm cần theo dõi (hạ du sông gần khu dân cư, các kênh rạch thoát nước trọng yếu)
Đặt thiết bị phát lệnh cảnh báo xã lũ tại trung tâm điều hành của các hồ chứa, nhà máy thủy điện.
Hệ thống phát thanh tại khu dân cư sẽ nhận lệnh cảnh báo từ nhà máy thủy điện hoặc phòng điều hành hồ chứa và tiến hành phát thanh ngay khi nhận lệnh.
Hệ thống phát thanh sẽ thực hiện phát thanh ngay khi mực nước tại các trạm quan trắc chạm đến ngưỡng nguy hiểm.
Hệ thống đảm bảo hoạt động hiệu quả, đồng bộ, liên tục 24/24 nên được tích hợp bình ắc quy bên trong và được tích hợp cùng hệ thống pin năng lượng mặt trời.
|
4 |
Cowavie -Sản phẩm tẩy rửa từ chất thải nông nghiệp
|
Phan Thị Thảo Uyên 19KTHH2
Trần Thị Thảo Vy, 20DT1
Võ Trần Anh Quân, 19KTCLT2
Đơn vị: Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
|
Việt Nam là một nước nông nghiệp, theo thông kê năm 2020 theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nước chúng ta đã sản xuất ra sản lượng 18,2 triệu tấn rau các loại, tăng 368 nghìn tấn so với cùng kì năm ngoái. Khi các sản lượng nông nghiệp tăng dẫn đến lượng phế phẩm nông nghiệp tăng theo. Lượng phế phẩm này có nguồn gốc từ thực vật như vỏ hoa quả, gốc rau, củ quả,… khi thải ra ngoài môi trường gây hôi thối và lãng phí nguồn nguyên liệu có thể tái sử dụng. Đáng chú ý, một vài nông sản, đặc biệt là trái cây khi được bày bán trong thời gian dài ở các quầy hàng nhưng không được tiêu thụ sẽ được bán rẻ cho các khách hàng ham rẻ, khách hàng là người buôn bán sản phẩm chế biến từ trái cây nhưng mong muốn lợi nhuận cao do đó đã tìm mua sản phẩm kém chất lượng,. bằng cách đó mặt hàng này sẽ đi vào cơ thế con người, về lâu dài gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khoẻ.
Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa được làm bằng hoá chất, phần lớn các sản phẩm này đáp ứng được độ tẩy rửa cao nhưng sau khi sử dụng trong thời gian dài, người tiếp xúc thường bị khô, bong tróc da. Đồng thời, khi sử dụng các loại nước tẩy rửa này, người dùng cần phải sử dụng một lượng nước khá nhiều để rửa trôi hoàn toàn các chất ẩy rửa, điều này gây hao tốn nguồn nước sạch. Các sản phẩm tẩy rửa hoá học thường có các thành phần độc hại như phosphat, nitrat,. khi thải ra môi trường gây ảnh hưởng đến cây trồng làm cho cây không phát triển được. Vật nuôi khi ăn thực phẩm chứa lẫn tạp chất tẩy rửa phần lớn sẽ bị ốm đau, còi cọc, dẫn đến chết.
|
Kết hợp 2 yếu tố trên chúng tôi đã cho ra đời sản phẩm có tên là COWAVIE – Chất tẩy rửa từ phế phẩm nông nghiệp với tiêu chí “thu gom rác thải của người Việt tạo nên sản phẩm cho người Việt” bằng phương pháp lên men rác thải hữu cơ an toàn với người sử dụng và với môi trường. Quá trình lên men tạo ra rượu etylic và axit axetic là 2 chất có khả năng tẩy rửa tốt.
|
5 |
Ứng dụng drone phun thuốc trừ sâu
trong quá trình tròng lúa sử dụng
công nghệ ai và iot |
– Võ Doãn Hùng
– Nguyễn Anh Thy
Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng.
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. |
Lúa là một cây trồng đóng vai trò chiến lược trong an ninh lương thực của Việt Nam. Từ năm 1993, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới.
Trong những năm vừa qua, nền nông nghiệp trồng lúa đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học, máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất và cải thiện điều kiện làm việc của người nông dân. Tuy nhiên, vẫn có các khó khăn khác chưa được khắc phục.
Trong đó Nawi (2012) đã cho ra kết quả nghiên cứu rằng, hoạt động phun thuốc trừ sâu trong canh tác lúa là một trong những hoạt động gây ra sự nhàm chán nhất, bên cạnh đó, còn tiêu tốn nhiều năng lượng và nguồn lực nhất, hoạt động này chiếm khoảng 56% trên tổng số hoạt động đồng lúa nói chung.
Ngoài ra, Muazu (2015) báo cáo rằng cả hoạt động bón phân và phun thuốc chiếm khoảng 63,42% tổng chi phí trồng lúa ở Tây Bắc Selangor (Malaysia) (tức là 36,78% trong việc bón phân và 26,64% trong việc phun thuốc). Do đó, giảm chi phí cho cả việc bón phân và phun thuốc sẽ hứa hẹn mang lại tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình tốt hơn cho nông dân trồng lúa.
Việc phun thuốc trên ruộng lúa được coi là hoạt động có hại nhất trong quá trình trồng lúa vì người thực hiện phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, tiếp xúc thường xuyên và kéo dài. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc trừ sâu đã gây ra những hậu quả tiêu cực về môi trường, chẳng hạn như phú dưỡng bề mặt nước, trái đất nóng lên và suy giảm tầng ôzôn.
Cùng với sự bất ổn về chi phí của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, chi phí thuê nhân công và tiêu tốn thời gian, cần phải tìm ra một phương pháp hiệu quả và rẻ hơn để phun thuốc một cách hiệu quả.
Hiện nay, tại Việt Nam, việc ứng dụng Drone phun thuốc trừ sâu, thay cho cách phun thuốc truyền thống đang dần được phổ biến. Nhưng quy mô ứng dụng công nghệ này đang còn hạn hẹp và các quy trình chưa được tối ưu để đạt hiệu quả phun thuốc cao nhất cho cây trồng nói riêng và cho chủ ruộng lúa nói chung.
|
Mục đích của dự án này sẽ giải quyết 2 vấn đề chính là sử dụng Drone thay thế phương pháp phun thuốc trừ sâu truyền thống và ứng dụng AI, IoT cùng với các nghiên cứu khác để tối ưu hóa các quá trình phun thuốc đó.
|
Tin, hình: Ban Biên tập.