Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe
Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh Lời căn dặn các cán bộ tuyên truyền ngày 8-1-1946: “…Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe. Ta đừng bắt chước những nước tuyên truyền tin chiến tranh quá sai lạc sự thực”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 137, ngày 9-1-1946; trong bối cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa ra đời, đang phải đương đầu với nhiều thách thức lớn, nhất là sự chống phá cách mạng của bọn thực dân Pháp xâm lược. Lời của Người đầu năm 1946 nhằm huấn thị cán bộ tuyên truyền phải hiểu rõ trong hoàn cảnh, nhiệm vụ nào cũng phải tôn trọng tính khách quan, chân thực, phù hợp với tình hình nhiệm vụ cách mạng, trình độ dân trí, phát huy giá trị nhân đạo truyền thống của dân tộc Việt Nam; qua đó, hình thành thái độ, phương pháp tuyên truyền phù hợp. Hơn thế, Hồ Chí Minh còn nêu lên vấn đề có tính nguyên tắc trong công tác tuyên truyền là phải “tôn trọng hiện thực khách quan”, có như vậy tuyên truyền mới có nhiều người nghe, mới đạt được mục đích và kết quả tốt.
Lời của Người năm ấy được đội ngũ cán bộ tuyên truyền từ Trung ương đến địa phương quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, góp phần
Trong lĩnh vực quân sự, cán bộ làm công tác tuyên truyền ở các cấp được nghiên cứu, quán triệt sâu sắc lời chỉnh huấn của Bác Hồ; nắm vững đường lối kháng chiến, kiến quốc; đổi mới, sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp tuyên truyền phong phú, được cán bộ chiến s ĩ quân đội và toàn dân đón nhân.
Đến hôm nay, lời của Hồ Chí Minh đầu xuân năm ấy vẫn được đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền trong quân đội được cấp ủy, chỉ huy đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác nghiên cứu quán triệt học tập, vận dụng nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.